Thu, 10 / 2020 | helios

QUANG CHAU – NGƯỜI ĐI TÌM HUYỀN BÍ Nếu bạn cảm thấy Video hay thì ĐĂNG KÝ & CHIA SẺ kênh xem như đã mời tôi 1 ly cafe rồi nhá!!! ► NGÔI NHÀ CHUNG CHIA SẺ HUYỀN BÍ TẠI FANPAGE: – THÔNG TIN CÁ NHÂN: ► FACEBOOK: ► INSTAGRAM: ► YOUTUBE: ► HỖ TRỢ […]



QUANG CHAU – NGƯỜI ĐI TÌM HUYỀN BÍ
Nếu bạn cảm thấy Video hay thì ĐĂNG KÝ & CHIA SẺ kênh xem như đã mời tôi 1 ly cafe rồi nhá!!!
► NGÔI NHÀ CHUNG CHIA SẺ HUYỀN BÍ TẠI FANPAGE:
– THÔNG TIN CÁ NHÂN:
► FACEBOOK:
► INSTAGRAM:
► YOUTUBE:
► HỖ TRỢ – ĐỒNG HÀNH: [email protected]
© Bản quyền thuộc về Quang Chau
© Copyright by QuangChau ☞ Do not Reup
—————————————————————–
► Đi tìm huyền tích về Bà Chúa Trầm Hương của Việt Nam ! | Bà Chúa Nha Trang P2-
– Vì sao Quang ở đây vì am chúa được cho là nơi rất linh thiêng vì nơi đây nhiều người trông thấy ánh sáng thiêng từ trên trời chiếu xuống và được cho là mẹ ngự nơi đây, Am Chúa là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng phụng thờ Thiên Y A Na của người Việt mà nguồn gốc là một vị nữ thần của người Chăm có tên gọi Pô na ga… để biết thêm câu chuyện đó, chúng ta sẽ tìm gặp sư thầy để kể về sự tích nơi đây nhá…
– Đại Nam nhất thống chí chép: “Núi Đại Điền: ở cách huyện Phước Điền 11 dặm về phía Bắc, tục gọi là núi chủ sơn, thế núi cao cả, chu vi hơn trăm dặm. Tương truyền đây là chỗ hiển linh của Thiên – y – a – na – diễn – bà, cấm người vào núi hái củi, cây cối um tùm, thường có ánh sáng thiêng chiếu xuống. Năm Tự Đức thứ 3 đổi tên như hiện nay và chép vào điển thờ”. Toàn bộ cảnh sắc và địa thế Am Chúa thật hữu tình và phù hợp phong thủy, với thế đất “Tiền thủy, hậu sơn”. Đứng trên Am Chúa ta có cảm giác như thoát khỏi chốn trần tục mà thầm nghĩ, biết ơn ông cha ta đã khéo chọn nơi đây làm nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y mà cả khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên tôn thờ trên vùng đất trù phú và có bề dày lịch sử.
– Án thờ đầu tiên là hương án thờ thần vị của Tiều công phu phụ. Khám thờ Thiên Y Thánh Mẫu được trang hoàng lộng lẫy, là điểm tập trung nhất của cấu trúc thờ tự trong Chánh điện; hai bên là khám thờ Lục vị Tiên cô và Thập nhị Tiên Nương. Bên tả ban thờ Thánh Mẫu là ban thờ Tứ vị Thái tử và Thập nhị hành khiển, còn được gọi là ban thờ Cậu (Hoàng tử Trí – con trai Thánh Mẫu); bên hữu là ban thờ Lục vị Tiên cô và Thập nhị Tiên Nương, còn gọi là ban thờ Cô (Công chúa Quý – con gái Thánh Mẫu). Tất cả các ban thờ trong Chánh điện đều được làm bằng gỗ quý, chạm khắc hoa văn, họa tiết tinh tế, đặc sắc. Toàn bộ Chánh điện có kết cấu vì nóc kiểu vì kèo, các hàng cột cái và cột quân được làm từ gỗ quý có giá trị cao. Am Chúa còn lưu giữ được hai sắc phong do các vua triều Nguyễn ban tặng.
– Theo truyền thuyết của người Việt, ngày Bà giáng trần (hạ giới) tại Am Chúa là ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch, và ngày Bà thăng thiên (bay về trời) tại Tháp Bà là ngày 23 tháng 3 âm lịch. Nơi hiển Nhân và chốn hiển Thánh của Mẫu là hai di tích đặc biệt quan trọng của người Việt và người Chăm. Tuy nhiên, để phù hợp với đời sống văn hóa, tín ngưỡng của mình, người Việt đã Việt hóa rất nhiều yếu tố văn hóa cũng như đối tượng thờ cúng của người Chăm, chính sự tiếp biến văn hóa này tạo nên sự đa dạng trong sắc thái văn hóa tại Tháp Bà. Còn di tích Am Chúa là do người Việt xây dựng để thờ Mẫu Thiên Y, nên các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng đối tượng thờ cúng ở đây thuần Việt. Nhưng chúng gặp nhau trong tâm thức thờ Mẹ – Mẫu Thiên Y A Na, người độ trì, che chở cho muôn dân Khánh Hòa; hoạt động thờ cúng Mẫu của người Việt và người Chăm tại hai di tích tạo nên nét văn hóa đặc sắc, sức sống mãnh liệt và bền vững.

source

Bài viết cùng chuyên mục