
#KÝSỰDISẢNUNESCO Đình Chèm Tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại cách đây hơn 2.000 năm. Đình Chèm thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Đức Thánh Chèm). Vào thời Hùng Vương thứ 18, đất Giao Chỉ […]
#KÝSỰDISẢNUNESCO
Đình Chèm
Tại phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đình Chèm là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại cách đây hơn 2.000 năm.
Đình Chèm thờ Thượng đẳng Thiên vương Lý Ông Trọng (Đức Thánh Chèm).
Vào thời Hùng Vương thứ 18, đất Giao Chỉ có một cậu bé tên là Lý Thân, tức Lý Ông Trọng. Ngay từ khi sinh ra, đã rất to khỏe và lớn nhanh như thổi, cao lớn vạm vỡ. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân
Thời nhà Thục, ông trở thành một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần và được vua Tần yêu quý giữ lại gả công chúa cho
Mặc dù được hưởng cuộc sống vinh hoa phú quý của bậc đế vương nhưng Ông Trọng vẫn không nguôi nỗi nhớ quê hương bèn xin trở về Âu Lạc.
Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ và tôn ông là Đức Thánh Chèm.
Đình Chèm được xây dựng từ thế kỷ thứ VII, là công trình kiến trúc có nghệ thuật chạm khắc độc đáo. Kiến trúc cổng tam quan ngoài bố trí đầy đủ tứ linh long, ly, quy, phượng quay ra bốn hướng.
Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi với hình rồng cuốn thủy, rồng mây, tứ linh, cá hóa rồng, hoa lá, vân mây sóng nước mang đậm nét nghệ thuật kiến trúc thời Lê Trung hưng (thế kỷ 18). Hậu cung có án thờ, sập thờ, long ngai, bài vị, khám thờ vợ chồng ông Trọng và các tượng chầu. Pho tượng Lý Ông Trọng cao hơn 3m, bằng gỗ sơn son thếp vàng rất sinh động.
Lễ hội Chèm diễn ra từ ngày 14 – 16/5 âm lịch. Mở đầu là lễ rước nước sáng sớm ngày 15. Nước được lấy ở giữa dòng sông để phục vụ cho lễ (mộc dục) tắm tượng. Sau đó là lễ rước văn (rước bài văn tế từ nhà người trưởng văn ra đình),Cuối cùng là lễ tụng kinh cầu siêu
source